Các Cách Bảo Quản Nhung Hươu

 

Như chúng ta đã biết nhung hươu là một loại thực phẩm vô cùng quý gia, trong nhung chứa chủ yếu là các protein, các mô sụn và có rất nhiều huyết nên nó là môi trường cực kỳ thuận lợi để vi sinh vật có hại phát triển. Vì thế sau khi cắt nếu không được sấy thì nhung sẽ bị thối hoặc hư hỏng. Do đó sau khi cắt nhung tươi từ hươu ra ta đưa vào sấy ngay, chậm nhất là sau 2 giờ. Khi sấy, nhung bị mất nước nên sấy làm sao không làm cho hình dạng bên ngoài của nhung thay đổi, vẫn giữ nguyên được lớp lông trên nhung. Việc sấy nhung tốt sẽ bảo quản được lâu và khả năng tích luỹ trong nhung những chất có hoạt tính sinh học. Ngoài ra xử lý nhung đúng kỹ thuật sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình phân giải Protit, Lipit và Gluxit để tạo thành và tích luỹ những liên kết có hoạt tính cao làm tăng giá trị dược lý của nhung.

 

Hiện nay việc chế biến và bảo quản nhung có rất nhiều phương pháp. Tuy nhiên tuỳ vào từng địa phương, điều kiện cụ thể ở địa phương mà có những cách sấy khô nhung khác nhau. Sau đây Công ty EcoSiberia Việt Nam giới thiệu hai cách sấy nhung cho chất lượng cao nhất:

 

1. Phương pháp chần bằng nước sôi (luyện nhung).

 

Người ta áp dụng phương pháp chần nước sôi hay còn gọi là luyện nhung trước khi sấy. Phương pháp này có thể cho phép tiến hành cùng một lúc nhiều cặp nhung. Tuy nhiên đòi hỏi thời gian lâu nhưng đảm bảo chất lượng cao nhất.

 

 

Các Cách Bảo Quản Nhung Hươu

 

Nhung hươu sau khi cắt được nhúng vào nước muối loãng nóng để khử trùng

 

 

sau khi nhúng nước muối loãng nóng thì nhung hươu được treo lên để sấy khô

 

Nhung hươu tươi sau khi khai thác được nhúng vào các bể lớn có chứa muối loãng  với nhiệt độ từ 40 -75 – 45 mỗi lần nhúng 1-2 phút và được lặp đi lặp lại nhiều lần. Mục đích cho lượng huyết hươu dính chặt trên bề mặt nhung và nhung sẽ bị tái chín dần ở nhiệt độ thấp. Sau đó đưa chúng lên phới, sấy khô ở các điều kiện quy định cho phép. Như vậy thể trạng nhung sẽ nhẹ hơn, bảo quan được lâu và hoàn toàn không bị giảm chất lượng. (Phương pháp này thường thấy  ở Liên Xô).

 

2. Làm khô lạnh (freeze-drying):

 

 

 

Phương pháp sấy khô nhung lạnh

 

 

Là quá trình khử nước thường được dùng để bảo quản các loại sản phẩm dễ bị hư hỏng (do thối rữa) hoặc làm cho sản phẩm dễ vận chuyển hơn. Làm khô lạnh được thực hiện bằng cách làm lạnh sản phẩm và sau đó giảm áp suất môi trường xung quanh rồi gia nhiệt vừa đủ để nước đóng băng trước đó trong sản phẩm thăng hoa trực tiếp từ trạng thái rắn (nước đóng băng) sang trạng thái khí (hơi nước).

 

Ngồn: www.ecosiberia.vn