Cao ban long – vị thuốc quý trong Dược học Trung hoa xưa

 

 

Trong cuốn Thần nông Bản kinh có viết: Cao ban long vị ngọt, tính bình. Chủ trị do cơ thể quá mệt mỏi dẫn đến hao tổn khí lực, kéo theo các chứng suy nhược, có thể bổ ích trung khí, kiện gân cường cốt, cải thiện tình trạng suy nhược cơ thể, gầy yếu, có thể trị chứng tắc kinh, vô sinh, không phát dục, làm giảm đau do các chứng bệnh phụ khoa gây ra, giúp thai nhi phát triển ổn định. Thường xuyên sử dụng trong thời gian dài giúp cơ thể nhẹ nhàng, nét mặt vui vẻ, kéo dài tuổi thọ.

Cao ban long là chất keo ở sừng hươu, đó là một khối keo được rút từ sừng con hươu nấu thành. Nó có màu vàng trắng, một nửa nhìn trong suốt, nên cũng có thể được gọi là Bạch giao.

 

 

Cao ban long có công dụng rất tốt trong việc bổ máu, cầm máu, ích tinh, tráng dương. Về tác dụng bổ dưỡng, nó tuy không bằng nhung hươu, nhưng lại mạnh hơn so với sừng hươu, hơn nữa còn có dược tính ôn hòa. Lý Thời Trần đã từng nói rằng, sừng hươu dùng sống có thể tản nhiệt, hoạt huyết, tiêu sưng, trừ tà; khi dùng chín có thể ích thận, bổ hư, cường tinh, hoạt huyết, luyện thành dạng cao lại có tác dụng bồi bổ. Người xưa cho rằng, tinh khí của hươu đều nằm ở sừng, sừng nối liền với mạch Đốc, mà sừng hươu là loại sừng lớn nhất so với các loại thú khác, nên mạch Đốc của hươu cũng mạnh nhất, do đó nó có thể bổ khí mạch Đốc cho người. Sừng cũng là  phần quan trọng nhất trong hệ thống xương cốt của toàn bộ cơ thể hươu, thận chủ cốt, sau khi sử dụng sừng hươu có thể giúp bổ thận. Hơn nữa, trong sừng đều có máu xuyên suốt, mà mạch Xung của cơ thể  con người thì  được gọi là huyết hải, cho nên sừng hươu còn giúp bổ huyết, xung mạch. Khi khí ở mạch Xung và mạch Đốc mà thịnh thì khí huyết đều được tăng cường. Các hiệu quả điều trị như vừa nói ở trên tự nhiên đều có thể đạt được. Hơn nữa, khi so sánh cùng với các loại trong tự nhiên thì Cao ban long chính là tinh của huyết, do vậy mà tác dụng bổ dưỡng càng cao hơn.

 

 

Cao ban long có thể trị chứng suy nhược cơ thể do lao động quá sức, thiếu máu, trị chứng đau lưng ở nam giới, liệt dương, chứng lạnh tử cung ở nữ giới, khí hư thất thường, khó thụ thai, không phát dục, vô sinh, động thai và chứng ra máu âm đạo không trong kỳ kinh, chứng nôn ra máu, tiểu tiện ra máu. Trong Bản thảo cương mục có ghi chép: cao ban long sao rồi ngâm với rượu có thể trị chứng suy nhược do lao động quá sức, lợi tủy, giúp cơ thể khỏe mạnh, da dẻ mịn màng, cũng có thể trị chứng ho do lao động quá sức gây nên, đi tiểu ra máu, mụn nhọt sưng tấy gây đau. Tính chất bổ dưỡng khí của cao ban long nằm ở chỗ thích hợp dùng để bổ máu, một khi máu huyết đầy đủ thì khí tự nhiên sẽ lưu thông, các chứng bệnh kể trên cũng được tiêu trừ khiến cho thân thể nhẹ nhàng thư thái, kéo dài tuổi thọ, đó cũng là nguyên nhân dẫn đến tinh huyết đầy đủ. Từ đó có thể thấy, bổ máu là tính chất căn bản trong công hiệu bổ dưỡng của cao ban long.

 

 

Phương thuốc thao khảo

Trị chứng di tinh, ra mồ hôi trộm: cao ban long 62g, sinh long cốt (đã sao qua), con hàu (đã chế biến), mỗi loại 31g. Các vị thuốc trên nghiền nhỏ, thêm rượu, nặn thành viên bằng hạt ngô. Mỗi lần dùng nước muối uống 40 viên.

Trị cơ thể hư tổn, suy nhược, đi tiểu ra máu: cao ban long 93g (nướng qua), thêm 2 lít nước sắc đến khi còn 1/4, chia ra uống nhiều lần.

Trị chứng tiểu dắt, trên nóng dưới lạnh: lấy cao ban long đã nghiền mịn, thêm rượu, nặn thành viên bằng hạt ngô. Mỗi lần dùng 30-40 viên uống với rượu ấm khi đói.

Trị chứng mụn nhọt bỏng rát: dùng cao ban long thêm nước sắc cho sánh đặc, đợi nguội rồi bôi lên vết thương.

 

(Nguồn: Eco Siberia Việt Nam)