Nhung hươu, vị thuốc tráng dương

 

 

Một số món ăn bài thuốc có dùng nhung hươu

 

Nhung hươu tươi nấu cháo: Nhung hươu tươi cắt lát mỏng nấu với cháo trắng, ngày ăn 1 lần, mỗi lần khoảng 10g. Nấu cháo trước, bỏ nhung hươu sau, khi nhung hươu chín mềm là được.

 

Nhung hươu khô nấu cháo: Nhung hươu sấy khô. Cắt lát sao khô giòn, xay nhỏ nấu với cháo trắng, ngày ăn 1 lần, mỗi lần khoảng 5-10g (cháo gần chín mới bỏ nhung hươu).

 

Chú ý: cần bảo quản tốt đề phòng nhung bị mốc, hỏng.

 

Cháo nhung hươu có công dụng: ích nguyên khí, bổ ngũ tạng. Thích hợp với người già yếu, có các chứng suy yếu khí huyết và tân dịch như ngũ tạng suy nhược, mỏi mệt hư tổn, ăn uống không ngon miệng, mất ngủ, hay quên, hoạt động sinh dục yếu…

 

Nhung hươu có tác dụng sinh tinh, bổ tủy, ích huyết

 

Nhung khô ngâm rượu: đem các phiến nhung khô đã thái ngâm với rượu 35 – 40 độ, với tỷ lệ 100g nhung được 2,5 – 3 lít rượu thành phẩm. Tiến hành ngâm 3 lần, lần 1 ngâm 1 thang, lần 2 – 3 ngâm 3 – 2 tuần, mỗi lần ngâm khoảng 700 – 800ml rượu. Gộp dịch chiết của 3 lần lại. Bổ sung rượu có nồng độ nói trên cho đủ 2,5 hoặc 3 lít. Có thể dùng riêng rượu nhung hoặc phối hợp với rượu nhân sâm.

Đối với rượu nhung ngày dùng 2 – 3 lần, mỗi lần 30 – 50ml trước bữa ăn hoặc trước khi đi ngủ. Không dùng cho phụ nữ có thai, đang cho con bú và trẻ em. Trường hợp bụng sôi, đầy bụng, đau bụng đi ngoài không dùng được. Người âm hư hoả vượng cũng không dùng.

 

Chữa liệt dương, xuất tinh sớm, tiểu lắt nhắt, thai khó đậu, tứ chi lạnh, thắt lưng đau, gối mỏi: nhung hươu 40g (thái mỏng, giã nát), hoài sơn 40g (giã nát). Cho vào túi vải, ngâm với 1 lít rượu trong 7 ngày, uống 10 – 20ml/ngày. Khi hết rượu, lấy bã tán mịn vò viên uống.

 

Kiêng kỵ: Nhung hươu nai tuy bổ nhưng không phải ai cũng dùng được. Những người không được dùng là: người gầy, trong mình nóng, thiếu máu hay mất máu nhưng nhiệt độ cơ thể cao hơn bình thường, viêm phế quản, khạc đờm vàng, sốt, bệnh truyền nhiễm.

 

(Nguồn: Eco Siberia)